Chiến lược thu hút và giữ chân nhân tài năm 2020?

KPIBSC là Nền tảng Chuyển đổi số Doanh nghiệp tập trung vào Chiến lược, Hiệu suất với nền tảng duy nhất bằng sức mạnh của AI, BIG DATA, kết hợp các quy trình nghiệp vụ xuyên suốt từ hoạch định, thực thi, đo lường, cải thiện với các chức năng BSC, KPI, CRM, HRM, WORKFLOW, FM.

Một trong những lợi thế cạnh tranh giữa các công ty ngày nay chính là nguồn nhân lực sáng tạo, có tư duy phản biện và dám nghĩ dám làm. Chọn đúng nhân viên tài năng là yếu tố then chốt để đưa doanh nghiệp đi đến thành công. Tuy nhiên, để công ty được bền vững, lâu dài và công ty ngày càng phát triển thì người lãnh đạo không những phải thu hút được nhân tài mà còn nên biết giữ chân họ.
Chiến lược thu hút giữ chân nhân tài” dựa trên tâm lý học sẽ cho bạn biết cách để lôi kéo, giữ chân nhân tài về công ty. Quan trọng hơn tất cả là bạn cần biết cách nắm bắt tâm lý con người.

Mọi người vẫn thường nói: “Con người là tài sản quý giá nhất của tổ chức”. Quản lý nhân tài là hiện thực hóa câu nói đó chứ không chỉ nói suông. Gần đây một số chuyên viên dự đoán kinh tế tiên đoán rằng trong thương lai bộ phận nhân sự sẽ thay thế bằng Bộ Phận Quản Lý Nhân Tài. Nhưng quản lý nhân tài được định nghĩa như thế nào? Mô hình nào phác họa những thành phần thiết yếu của nó và cung cấp một lộ trình gắn kết những
thành phần này lại với nhau? 

Định Nghĩa Quản Lý Nhân tài

Quản lý nhân tài là một thuật ngữ chưa có định nghĩa thống nhất. Đối với người này, nó giống như việc phát triển đội ngũ kế thừa; với người khác, nó là những nỗ lực phối hợp liền mạch để thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài; và với một số người khác nữa, nó có nghĩa là những nỗ lực kết hợp tất cả các thành phần của hệ thống nguồn nhân lực trong tổ chức nhằm thu hút, tuyển chọn, phát triển, đánh giá, khen thưởng, và giữ chân những người giỏi nhất.
Lời khuyên tốt nhất là: “Hãy lựa chọn định nghĩa về quản lý nhân tài phù hợp với nhu cầu riêng của tổ chức bạn”

Mọi chương trình quản lý nhân tài đều hướng đến mục tiêu tích hợp tất cả các thành phần thiết yếu.

Bước 1: Đạt cam kết

Không một chương trình quản lý nhân tài nào có thể thực hiện thành công nếu thiếu sự ủng hộ toàn diện của đội ngũ lãnh đạo cấp cao – đặc biệt là sự ủng hộ và cam kết cá nhân từ CEO. Quản lý nhân tài không phải là chương trình của Nhân Sự mà phải là của CEO. CEO phải vừa là khách hàng chủ chốt, vừa là thành phần cốt lõi của nó.

Những bước hành động sau là cần thiết để đạt được sự cam kết:

• Làm rõ và truyền đạt rõ ràng tại sao chương trình quản lý nhân tài là cần thiết đối với tổ chức, dựa trên yêu cầu kinh doanh
• Chỉ rõ những kết quả mong muốn đo lường được từ chương trình.
• Đạt được sự đồng thuận và ủng hộ toàn diện của đội ngũ lãnh đạo cấp cao và CEO đối với chương trình
• Xác định các bước tiến hành cần thiết để đáp ứng yêu cầu của chương trình
• Xác định rõ vai trò và hoạt động của phòng nhân sự, quản lý cấp cao, cấp trung và nhân viên tham gia chương trình.
• Thiết lập phương pháp giữ mọi người có trách nhiệm với các mục tiêu của chương trình quản lý nhân tài.

Mặc dù mục tiêu của chương trình huấn luyện quản lý nhân tài có vẻ rất hiển nhiên – chuẩn bị cho các ứng viên thăng tiến lên một vị trí có trách nhiệm cao hơn – đó chỉ là một trong những mục tiêu khả thi. Một số những
mục tiêu khả thi khác là: (1) chuẩn bị cho các cá nhân những thử thách khác song song với sự phát triển về chuyên môn kỹ thuật (thang sự nghiệp kép);
(2) phân tích, lưu giữ và chuyển giao kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm trong công việc (phát triển sự kế thừa về kỹ thuật), và (3) chỉ ra các mối quan hệ xã hội then chốt và cố vấn cho người kế vị tương lai tiếp cận với những nhân vật quan trọng trong tương lai (chuẩn bị cho sự kế thừa về quan hệ xã hội). 

Bước 2: Phân tích công việc và con người hiện tại và định nghĩa nhân tài.

Chúng ta không thể thực hiện chương trình quản lý nhân tài khi không làm rõ được những công việc hiện tại, những người nào thành công trong những công việc đó, và Nhân tài được định nghĩa như thế nào trong tổ chức. Phân tích công việc được thực hiện bằng cách phân tích công việc một cách hệ thống, nhằm tạo ra những bản mô tả (cho các công việc hiện tại) có thể tóm tắt được yêu cầu thực tế của các công việc. Dù bản mô tả công việc luôn có những hạn chế, chúng vẫn cần có để giải thích rõ ràng những hoạt động công việc và kết quả cần thiết để đạt được hiệu quả kinh doanh. Nếu không có chúng, các nhà lãnh đạo tổ chức sẽ không nắm được những gì nhân viên làm, làm như thế nào, hay các kết quả mà họ cần đạt được là gì.

Phân tích con người được thực hiện bằng cách xây dựng mô hình năng lực, tạo ra những hình mẫu của những nhân viên xuất sắc ở tất cả các cấp bậc và trong mọi bộ phận của tổ chức. Một hệ thống năng lực theo đó là hình mẫu về một cá nhân hoàn thành công việc một cách xuất sắc với hiệu suất cao nhất. Mô hình năng lực vì vậy mà có vai trò như là hình ảnh tương phản của bản mô tả công việc. Nó quan trọng vì chẳng những không nhanh lỗi thời như bản mô tả công việc mà còn bao quát các yêu cầu về kỹ năng con người của nhiều vị trí công việc khác nhau hoặc các cấp độ khác nhau.

Định nghĩa nhân tài đòi hỏi các nhà lãnh đạo của tổ chức xác lập một tiêu chuẩn thế nào là nhân tài. Thực chất có rất nhiều dạng khác nhau của nhân tài. Chẳng hạn như những cá nhân luôn làm tốt công việc ở vị trí của mình và có khả năng thăng cấp được xem là “Tiềm năng cao”; hoặc những cá nhân có năng suất cao nhất trong tất cả các nhóm thì được xếp vào nhóm “Hiệu suất làm việc cao”; và những cá nhân có kiến thức uyên thâm
về những lĩnh vực cụ thể trong tổ chức thì được đặt vào nhóm “Chuyên môn cao”. Nhà quản lý là người phải xác định nhóm nào – hay bao nhiêu nhóm – trong những nhóm trên cần phải tập trung vào.

Chương trình Quản Lý Nhân Tài truyền thống thường nhấn mạnh nỗ lực chuẩn bị cho nhân viên thông qua việc xây dựng những năng lực họ cần để được cân nhắc thăng tiến. Tuy nhiên những chương trình tiên tiến nhất
còn tập trung vào việc tận dụng tài năng của nhóm chuyên môn cao và duy trì kỹ năng của nhóm hiệu suất làm việc cao.

Bước 3: Tuyển dụng và chọn lọc nhân tài.

Về cơ bản chỉ có 2 cách để có được nhân tài. Cách thứ nhất là phát triển từ bên trong tổ chức. Cách thứ hai là tuyển dụng và chọn lọc nhân tài từ bên ngoài. Trong một chương trình huấn luyện quản lý nhân tài mạnh, việc
tuyển dụng và lựa chọn bên ngoài luôn được kết hợp đầy đủ và trơn tru với phát triển từ trong nội bộ công ty. Một nguyên nhân là sau khi được tuyển dụng, các cá nhân vẫn cần phải tiếp tục phát triển để họ giữ vững kỹ năng hiện tại và được trang bị đầy đủ cho tương lai với những đòi hỏi và trách nhiệm cao hơn.

Trong những năm gần đây phương pháp tuyển dụng thường nhận được sự quan tâm đặc biệt. Trong khi rất nhiều các tổ chức vẫn dựa trên các phương pháp truyền thống như đăng quảng cáo hay tuyển trực tiếp từ đại học thì có những tổ chức đang ngày càng sáng tạo hơn trong tuyển dụng. Một trong những phát triển mới là e-recruitment (tuyển dụng điện tử), tức là dựa vào trang web để thu hút ứng viên và giảm nhẹ khối lượng công việc cho Nhân Sự. Một phương pháp khác là sự nổi lên của tuyển dụng dựa trên thương hiệu, thể hiện danh tiếng của tổ chức như một nhà tuyển dụng được yêu thích. Có rất nhiều điều bạn có thể tìm hiểu được về hình ảnh của một nhà tuyển dụng đơn giản thông qua việc phỏng vấn các ứng viên và nhân viên mới điều gì đã thu hút họ đăng ký công việc này. Những thông tin mà các ứng viên và nhân viên mới cung cấp sẽ tiết lộ khá nhiều về thương hiệu tuyển dụng hiện tại của tổ chức.

Sau tuyển dụng, chọn lựa ứng viên là bước kế tiếp. Suốt quá trình chọn lựa, nhà tuyển tập trung rút gọn danh sách từ một lượng lớn ứng viên. Mục đích là tìm ra những ứng viên giỏi nhất. Đa số nhà tuyển dụng hiện nay sử dụng đồng thời nhiều biện pháp đánh giá nhằm hỗ trợ tiến trình chọn lựa.

Bước 4: Đánh giá hiệu suất làm việc

Bước 4 đề cập đến quản lý hiệu suất làm việc, là quy trình lập kế hoạch, quản lý và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên theo thời gian. Đây là bước quan trọng trong bất kì chương trình quản lý nhân tài nào bởi một lý do đơn giản là các lãnh đạo không ai muốn đề bạt nhân viên không làm việc hiệu quả. Bởi vì điều này đồng nghĩa với việc phá hủy uy tín của hệ thống thăng tiến. Mặt khác, làm tốt trong công việc hiện tại không có nghĩa là cá nhân đó sẽ làm tốt trong công việc ở tương lai với trách nhiệm và kỳ vọng cao hơn.

Để bước này đạt hiệu quả trọn vẹn trong chương trình, nhân viên phải được đánh giá dựa trên kết quả họ đạt được (hiệu suất hiện tại) và dựa trên năng lực và thái độ họ thể hiện. Theo hướng này thì bước 4 thường được kết hợp chặt chẽ với bước 3.

Bước 5: Phân tích công việc và nhân sự cần thiết trong tương lai.

Có lẽ không cần phải nhắc lại quá nhiều rằng thế giới kinh doanh là một môi trường rất năng động. Thay đổi là hằng số duy nhất trong thế giới này.
Vì vậy, những mô tả công việc và hệ thống năng lực được tạo ra hôm nay không chắc chắn là có thể chỉ ra được những yêu cầu công việc và năng lực cần thiết trong tương lai để giúp tổ chức đạt được những mục tiêu chiến lược của mình.

Ở bước 5, các nhà lãnh đạo sẽ phải dành thời gian dự đoán yêu cầu công việc và năng lực đòi hỏi trong tương lai để chương trình quản lý nhân tài có thể đáp ứng được các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Thật ra bản thân các mục tiêu chiến lược cũng sẽ chỉ ra các những công việc cần phải thực hiện, các chỉ số đánh giá hiệu quả chính (KPIs) cần có trong tương lai, và những năng lực cá nhân cần thiết để thành công.

Bước 6: Đánh giá tiềm năng

Làm thế nào các nhà lãnh đạo xác định các ứng viên của mình có tiềm năng?
Câu hỏi này đã định hình thách thức cho bước 6.
Dựa trên hiệu suất quá khứ để đánh giá tiềm năng là chưa đủ. Điều này đúng bởi vì các vị trí cao hơn đòi hỏi những năng lực mà một cá nhân ở cấp bậc thấp chưa có hoặc thậm chí chưa bao giờ biết tới. Một vài cá nhân muốn được thăng tiến đơn giản là để có được mức lương cao hơn chứ không hề có khái niệm gì về những yêu cầu công việc sẽ phải đương đầu sau khi thăng chức.

Cần có một phương pháp khách quan để thẩm định mức độ các cá nhân có thể thể hiện khi nhận trọng trách lớn hơn. Đó gọi là đánh giá tiềm năng. Tất nhiên, điều này khá khó khăn. Bởi vì thật ra nhà lãnh đạo có thể chưa bao giờ thấy các ứng viên tiềm năng thể hiện như thế nào ở những vị trí cao như vậy. Vậy làm cách nào để họ có thể đưa ra những đánh giá chính xác về khả năng làm việc của các tiềm năng này?

Những phương pháp đánh giá phổ biến bao gồm đề cử của quản lý trực tiếp, đánh giá 360º dựa trên các năng lực cần thiết của vị trí mới, các trung tâm đánh giá, các bài kiểm tra tâm lý, trải nghiệm vị trí và một số hình thức khác.

Tuy nhiên, không một phương pháp nào mang lại kết quả hoàn hảo. Mỗi cách tiếp cận đều có thế mạnh và bất lợi của riêng nó. Chẳng hạn như, đề cử từ cấp trên có thể dẫn đến sự thiên vị khi các quản lý thường có xu hướng coi những người giống mình nhất là những ứng viên phù hợp nhất để thăng tiến. Lời khuyên tốt nhất là sử dụng cùng lúc nhiều phương pháp, cùng với đánh giá hiệu suất công việc ở quá khứ, nhằm chứng minh chất lượng của người được chọn.

Bước 7: Phát triển con người

Bước 7 chú trọng vào việc thu hẹp khoảng cách. Trên thực tế có 2 khoảng cách lớn cần được quan tâm.

Thứ nhất là khoảng cách về hiệu suất công việc. Đó là sự khác biệt giữa hiệu suất hiện tại với kết quả mong muốn. Nếu các cá nhân không làm việc hiệu quả thì thường không thể xem họ là ứng viên tiềm năng. Thay vào đó, nguồn lực nên được tập trung vào nâng cao hiệu suất công việc hiện tại lên mức tiêu chuẩn.

Thứ hai là khoảng cách về phát triển. Đây là sự khác biệt giữa năng lực cá nhân hiện tại với năng lực cần có để làm việc hiệu quả ở vị trí cao hơn.

Có nhiều cách tiếp cận các tổ chức có thể sử dụng nhằm xác định khoảng cách và lập kế hoạch thu hẹp chúng. Một trong số đó là quản lý hiệu suất công việc (đánh giá thường kỳ). Những công cụ đánh giá tiềm năng được sử dụng để đánh giá từng cá nhân và so sánh với những yêu cầu cao hơn trong tương lai. Sau đó, các kế hoạch phát triển cá nhân sẽ được sử dụng để xóa bỏ khoảng cách phát triển bằng cách tìm kiếm các chiến lược khả thi để xây dựng năng lực cần thiết.

Bước 7 bao gồm cả các chương trình cho cá nhân và cho đội ngũ nhằm thu hẹp khoảng cách. Đây là bước mà tổ chức nên thiết lập các chương trình phát triển lãnh đạo, học qua thực hành, xoay chuyển công việc, các chương trình cố vấn, và những nỗ lực có kế hoạch khác hướng đến thu hẹp khoảng cách. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là phát triển không nhất thiết phải là thông qua đào tạo. Đào tạo là một nỗ lực ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, và thái độ cần thiết đối với công việc hiện tại cho nhân viên. Nhưng phát triển là một nỗ lực lâu dài nhằm xây dựng năng lực cho tương lai, và hầu hết sự phát triển sẽ diễn ra ngay trong quá trình làm việc. Cả đào tạo và phát triển đều là những yếu tố hỗ trợ thiết yếu để các ứng viên phát triển được những năng lực cần có để làm việc tốt ở những vị trí công việc cao hơn.

Bước này cũng bao gồm việc xây dựng kho thông tin nhân tài. Một kho thông tin nhân tài là hệ thống mô tả tóm lược các năng lực sở trường của tất cả nhân viên. Nó nhấn mạnh những điểm mạnh nổi bật làm nên nét riêng của từng cá nhân. Những tài năng và sở trường của từng người là gì? Mục đích là để quá trình tìm kiếm ứng viên giỏi nhất và phù hợp nhất dễ dàng hơn, đặc biệt là với khoảng thời gian ngắn như khi gặp khủng hoảng chẳng hạn.

Bước 8: Giữ chân nhân tài

Một khi nhân tài đã được tuyển dụng, chọn lựa và phát triển, bước tập trung tiếp theo là các chiến lược giữ chân họ. Các lãnh đạo luôn muốn lưu giữ những thành viên mà họ đã phải đầu tư công sức, thời gian, tiền bạc để
tuyển dụng và phát triển năng lực. Bởi vậy, một nỗ lực tương tự về thời gian và đầu tư cũng nên được dành cho một chiến lược giữ chân nhân tài được chuẩn bị bài bản.

Một vấn đề thường gặp trong giữ chân nhân tài là việc khắc phục định kiến của cấp quản lý. Các quản lý hay nghĩ rằng nhân viên nghỉ việc là do công việc mới ở nơi khác có mức lương cao hơn. Nguyên nhân: khi được phỏng vấn nghỉ việc các nhân viên thường cho biết rằng họ ra đi vì có được mức lương cao hơn ở nơi khác.

Nhưng lương thấp có phải là nguyên nhân thật sự của việc ra đi? Câu trả lời rõ ràng là “Không”. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy câu nói “Nhân viên bỏ đi vì sếp, chứ không phải vì công việc” là đúng.
Tóm lại, cách những nhà quản lý tương tác với nhân viên rất quan trọng trong quyết định “đi hay ở” của nhân viên. Mỗi khi cảm thấy bị đối xử tệ bởi sếp, họ sẽ bắt đầu tìm kiếm công việc khác. Trong hầu hết các trường hợp, họ sẽ không ra đi cho đến khi tìm được công việc trả lương cao hơn. Và sau đó, họ chọn mức lương – một nguyên nhân dễ chấp nhận – để điền vào đơn xin nghỉ việc, vì họ lo sợ khi nói sự thật, họ sẽ khó lòng quay lại – hoặc khó có được sự giới thiệu tốt – từ người quản lý hiện tại.

Mặc dù có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về chiến lược giữ chân hiệu quả, các nhà quản lý nên bắt đầu quá trình này bằng cách phỏng vấn nhân tài về nguyên nhân họ ở lại. Điều đặc biệt quan trọng là phải biết tại sao những “nhân viên tiềm năng lớn”, “nhân viên hiệu suất làm việc cao” và “nhân viên có chuyên môn cao” ở lại làm vì nhận thức được nguyên nhân ở lại làm việc có thể hình thành nên phương hướng tuyển dụng trong tương lai. Điều này cũng chỉ ra các lĩnh vực cần tập trung nhằm cải thiện nỗ lực giữ chân nhân tài.

Bước 9: Đánh giá kết quả

Làm thế nào để đánh giá kết quả của chương trình quản lý nhân tài? Câu hỏi này đã thu hút rất nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây. Nhiều CEO và các nhà lãnh đạo hoài nghi vẫn thường hỏi, “Kết quả thu được từ đầu tư (ROI) của các chương trình quản lý nhân tài là gì?”.

Rất ít người biết hiệu quả đầu tư của các chương trình quản lý nhân tài là gì, mặc dù một số tổ chức đã có sẵn những thông tin đó. Một nguyên nhân cho sự thiếu chú ý này là vì các CEO trong những tổ chức có chương trình quản lý nhân tài hiệu quả đã không mấy quan tâm đến ROI. Thay vào đó, họ lại chú tâm vào số lượng và chất lượng của các nhân tài có sẵn cho tổ chức khi nhu cầu xuất hiện. Nói tóm lại, thước đo hiệu quả quan trọng nhất của một chương trình quản lý nhân tài có thể là:

• Chương trình đạt được các mục tiêu định lượng ban đầu tới mức nào?
• Có bao nhiêu ứng viên sẵn sàng làm việc ở vị trí mới khi một khoảng
trống nhân sự xuất hiện?
• Những ứng viên đủ điều kiện được xác định, chọn lựa, và định hướng
nhanh tới mức nào?
• Những nhóm nhân viên nào sẵn sàng làm việc ngay ở vị trí mới khi có
một khoảng trống nhân sự xuất hiện?

Quản lý nhân tài có nghĩa là những nỗ lực kết hợp tất cả các thành phần của hệ thống nguồn nhân lực trong tổ chức nhằm thu hút, tuyển chọn, phát triển, đánh giá, khen thưởng, và giữ chân những người giỏi nhất.

KPIBSC là

Nền tảng Quản trị xuất sắc tập trung Chiến lược, Hiệu suất với nền tảng duy nhất AI, BIG DATA và BSC, KPI, CRM, HRM, WORKFLOW.

Dùng thử Cơ hội nhận khuyến mại

Có thể bạn quan tâm

Balanced Scorecard là gì?
Balanced Scorecard là gì? Nhiều người khi mới tiếp cận “Balanced scorecard” thường thắc mắc: “Balanced scorecard nghĩa là gì?”. Cụm từ “ balanced scorecard” xuất phát từ Mỹ, nếu dịch sang tiếng Việt, e rằng khó tìm được cụm từ tương đương hoặc nếu có thì có thể gây hiểu nhầm không cần thiết cho người đọc. Vì vậy, tạm thời chúng ta nên sử dụng nguyên mẫu là “Balanced scorecard”, và gọi tắt là “BSC”.
What Is Disruptive Innovation?
What Is Disruptive Innovation? “Disruption” describes a process whereby a smaller company with fewer resources is able to successfully challenge established incumbent businesses.
Thế nào là công nghệ đột phá disruptive technology?
Thế nào là công nghệ đột phá disruptive technology? Để luôn dẫn đầu và đáp ứng được với những thay đổi của thị trường, doanh nghiệp cần hiện đại hóa cả trong cách thức suy nghĩ và cách tận dụng công nghệ hiện đại vào các quy trình thường nhật.
KPI đánh giá HQCV?
KPI đánh giá HQCV? PROVIEW là chuyên gia giúp khách hàng tăng trưởng đột phá khi ứng dụng BSC/KPI với Nền tảng Phần mềm KPIBSC giúp “Quản lý chiến lược, đo lường hiệu quả hoạt động, xây dựng và quản lý hệ thống chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPIs), trả lương 3P chuyên nghiệp”.
BSC/ KPI: BSC là gì Khái niệm Thẻ điểm cân bằng?
BSC/ KPI: BSC là gì Khái niệm Thẻ điểm cân bằng? Khái niệm Thẻ điểm cân bằng (Balanced Scorecard) lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1992 bởi hai giáo sư đại học Harvard. Thẻ điểm Cân bằng là phương pháp quản trị chiến lược hiện đại dựa trên mục tiêu, theo đó định hướng phát triển của doanh nghiệp được thể hiện bằng các chỉ tiêu, các mục tiêu được tổ chức đó xây dựng một cách hài hòa, cân đối dựa trên các ưu tiên quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp.